Làm sao để trở thành một nhân viên sales giỏi và thành công trong việc bán hàng?

19/12/2020
Làm sao để trở thành một nhân viên sales giỏi và thành công trong việc bán hàng?

Làm sao để trở thành một nhân viên sales giỏi và thành công trong việc bán hàng?

  • Xác định mục tiêu của mình
  • Coi việc bán hàng cho doanh nghiệp là một quá trình
  • Nhận diện các vấn đề tồn đọng mà khách hàng doanh nghiệp đang gặp phải
  • Đo lường hiệu quả từng bước
  • Bán đến đúng đối tượng có nhu cầu
  • Liên kết chặt chẽ với team sales của mình
  • Nhận xét về các cuộc gọi đã được thực hiện

1. Hãy bắt đầu với mục tiêu của bạn.

Nếu bạn mới bắt đầu học cách bán hàng, biết rõ về mục tiêu của mình và đo lường hiệu quả công việc là bước đệm quan trọng để bắt đầu.

Bạn hay công ty bạn cần bao nhiêu khách hàng, và trong khoảng thời gian là bao lâu? Bạn cần bao nhiêu leads để đạt được mục tiêu đó? Cần nuôi dưỡng bao nhiêu mối quan hệ để có những cơ hội như thế? v.v... Tính toán con số cần bán được cho khách hàng dựa trên giá bán trung bình của sản phẩm để có được mục tiêu về doanh thu mà bạn hướng tới.

Hãy chắc chắn rằng bạn cũng đặt ra mục tiêu sales của cá nhân mình. Bạn nên để ý đến những nhân viên sales đang nằm ở top 2% trong bảng doanh thu đạt được. Những người như vậy thường có sự tập trung cao độ và bề dày kinh nghiệm, chính vì thế mà họ đạt được những thành tích cao trong nghề.

Hãy đặt mục tiêu nằm trong top 2% của doanh nghiệp. Bạn có thể chưa đạt được nó ngay lúc này, và sẽ rất khó khăn, nhưng hãy luôn cố gắng trở thành người đứng đầu.

2. Coi việc bán hàng là một quá trình.

Cách thức bán hàng đang thay đổi chóng mặt, nhưng có những thứ vẫn sẽ luôn giữ nguyên. Để có được khách hàng, bạn phải làm chủ được nhu cầu và chiếm được lòng tin của họ, hiểu kỹ về mô hình kinh doanh và lên một kế hoạch bán hàng cho doanh nghiệp thật kỹ càng.

Cách mỗi công ty trải qua các bước của phễu bán hàng sẽ rất khác nhau. Nếu bạn làm tất cả các quy trình sales như nhau, bạn có thể bỏ lỡ mất điều gì đó quan trọng. Đó là lý do tại sao mỗi doanh nghiệp đều có 1 cuốn sổ tay riêng. Vậy nên trước khi bắt đầu gọi điện cho đối tượng, hãy ngồi lại với những người quản lý để hiểu rõ toàn bộ quy trình của công ty.

Nắm rõ định vị của sản phẩm, phát triển các chiến lược thông qua các cuộc nói chuyện với đối tượng, gạch đầu dòng các giá trị chính mà sản phẩm mang lại, xác định chân dung khách hàng lý tưởng của bạn là ai,... đây là những yếu tố quan trọng giúp bạn tạo nên một quy trình sales thành công.

3. Nhận diện các vấn đề tồn đọng mà khách hàng doanh nghiệp đang gặp phải.

Bạn cần xác định các vấn đề thực sự (business pain) mà khách hàng đang gặp phải chứ không phải là những vấn đề nhỏ nhặt không đáng để bận tâm.

Vấn đề ở đây (Pain) không chỉ đơn giản là nỗi đau nhỏ khi bị một vết cắt ở cánh tay -- mà là những nỗi đau thực sự như việc bạn bị mất đi một bên chân vậy. Vấn đề đó thường được bàn tán mỗi ngày trong các cuộc họp lãnh đạo và với nhân viên. Thậm chí họ còn đề ra hẳn một ngân sách riêng để giải quyết việc đó. Nếu vấn đề đó đang làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp thì đó chính là nỗi đau thực sự của doanh nghiệp mà bạn cần khám phá ra.

Là một nhân viên sales, bạn cần gây dựng lòng tin với đối tượng của mình. Người mua cần có niềm tin rằng bạn hiểu những vấn đề của họ và có đủ thông tin để xử lý nó. Nhưng mối quan hệ với khách hàng sẽ không kết thúc sau khi chốt sales mà bạn phải chăm sóc họ và giữ lời hứa của mình đến cùng. Hãy trang bị cho khách hàng khi sản phẩm của bạn nâng cấp trong tương lai và giúp đỡ họ hết mình, bạn sẽ luôn có những vị khách vui vẻ và trung thành với bạn.

4. Đo lường hiệu quả từng bước.

Những gì đáng để để bạn phải tốn công sức làm đều đáng được đo lường kỹ càng, và những gì có thể đo lường thì đều cải tiến được trong tương lai.

Bạn có nhớ khi bạn đặt ra mục tiêu của mình? Hãy bám sát chúng và nắm chắc hiệu quả công việc của mình. Với tỷ lệ chốt đơn hiện tại, liệu bạn có đạt đủ doanh số vào cuối tháng này không? Chiến thuật bán hàng của bạn có chuyển đổi được nhiều đối tượng thành khách hàng? Nếu không, hãy thay đổi cách làm của mình.

Đừng để đến lúc mọi thứ xảy ra thì đã quá muộn. Nếu bạn đo lường tất cả những gì bạn làm, bạn sẽ giải quyết được những vấn đề ngay khi chúng vừa xuất hiện.

Ngày nay bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ rất nhiều nguồn khác nhau. Công cụ search đơn giản của Google là một kho toàn thư với một khối lượng kiến thức khổng lồ dành cho bạn. Những quản lý của bạn cũng sẽ rất vui vẻ nếu được giúp đỡ, nhất là khi bạn đặt vấn đề trước khi mọi thứ quá muộn.

5. Bán đến đúng đối tượng có nhu cầu.

Đây chính là trái tim của nguyên lý inbound sale

Vào những ngày đầu của sự nghiệp, tôi đã dành rất nhiều thời gian tiếp cận những người không thực sự muốn nói chuyện với mình. Nhưng vào 7 năm gần đây, tôi đã biết cách để kết nối với những người thực sự muốn nghe câu chuyện của mình.

Đó là sức mạnh của giải pháp inbound marketing. Bằng cách tạo và lưu trữ các nội dung chất lượng, hữu ích và kéo đối tượng đến mình thông qua nó, bạn sẽ tiết kiệm thời gian và tăng khả năng chốt đơn của mình.

6. Liên kết chặt chẽ với team sales của mình.

Khi bạn mới bắt đầu vào nghề, bạn sẽ muốn nhanh chóng tạo dựng tên tuổi của mình. Rất nhiều nhân viên nghĩ cách nhanh nhất để làm điều này là tự mình phấn đấu độc lập trong cuộc chiến.

Cách tiếp cận đó có thể khiến bạn bị cô lập -- và bạn sẽ mất rất nhiều. Những nhân viên sales hiện đại, dù kinh nghiệm của họ ở mức độ nào, đều làm việc theo một đội.

Ví dụ, nếu bạn thất bại trong việc tiếp cận với CEO của một công ty lớn, hãy hỏi leader của mình xem liệu họ có thể giúp bạn bằng kinh nghiệm thâm niên của họ để có cuộc gọi đầu tiên hay không.

Hãy học hỏi chuyên môn từ các đồng đội của mình. Bạn sẽ học được những kỹ năng giá trị và sớm đạt được những mục tiêu mà bạn theo đuổi.

7. Nhận xét về các cuộc gọi đã được thực hiện

Mặc dù quản lý của bạn có thể đã có những đánh giá của riêng mình về những cuộc gọi được lên lịch sẵn, nhưng đôi khi nó vẫn chưa đủ.

Mỗi nhân viên sales đều có một thế mạnh của riêng mình. Bạn biết một người giỏi chốt đơn với những khách hàng khó tính? Hãy ngồi thử với họ khi họ thực hiện vài cuộc điện thoại, và nhờ họ nhận xét về các cuộc họp gần đây của bạn với những vị khách khó nhằn.

Ngưỡng mộ một nhân viên giỏi đàm phán? Hãy nhờ anh ấy nhận xét các cuộc đàm phán mà bạn chủ trì. Đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của cuộc gọi và họp, và nghe nhận xét chi tiết để cải thiện từng chút một.

Cuối cùng, điều quan trọng là hãy liên tục học từ chính những nhân viên sales cạnh mình mỗi ngày, Liên tục đo lường và cải thiện những điều chưa tốt sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên sales xuất sắc trong tương lai.

Viết bình luận của bạn:
Zalo Muses Gift